Mật mía

Mật mía - Phụ gia chăn nuôi

(3 đánh giá)

Mã sản phẩm: MATMIA Thương hiệu: Việt Nam

Vui lòng gọi

Nông nghiệp: Phụ gia thức ăn chăn nuôi; Tăng hoạt tính sinh học của đất; thủy canh. Xử lý nước thải: Bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nghèo dinh dưỡng. Chế biến thực phẩm: Làm nguyên liệu lên men rượu; sản xuất bia; tạo hương thuốc lá; bổ sung sắt; phụ gia thức ăn chăn nuôi; mồi câu cá.

Mật mía (còn được gọi là mật rỉ đường, rỉ mật) là một phụ phẩm - sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường. Khoảng 75% tổng rỉ mật của thế giới được sản xuất từ mía (Saccharum officinarum) chủ yêu ở vùng nhiệt đới (Châu Á và Nam Mỹ) và đa phần còn lại có từ củ cải đường (Beta vulgaris) chủ yếu ở vùng ôn đới Bắc Mỹ và châu Âu. Thành phần chính của rỉ mật là đường, chủ yếu là sucroza với một ít glucoza và fructoza. Sản lượng rỉ mật bằng khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất: 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất.

Xem thêm: Địa chỉ bán Mật Mía

1. Thành phần hoá học của rỉ mật

Thành phần chính xác của rỉ mật phụ thuộc vào vị trí địa lý và thời tiết-khí hậu, giống mía và giai đoạn thu hoạch cũng như quy trình sản xuất  đường trong từng nhà máy. Do vậy rỉ mật thay  đổi  đáng kể về thành phần dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc và độ nhớt:

Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của rỉ mật mía

Thành phần                Trung bình                                Biến động

Nước                                       20                                17-25

Sucroza                                   35                                30-40

Glucoza                                   7                                  4-9

Fructoza                                  9                                  5-12

Các chất khử khác                  3                                  1-5

Các gluxit khác                       4                                  2-5

Khoáng                                   12                                7-15

Các chất chứa N                     4,5                               2-6

Các axit không chứa N           5                                  2-8

Sáp, sterol và phôtpholipit  0,4                                   0,1-1

Nguồn: Wolfrom vaf Binkley (1953)

 

Thành phần tiêu chuẩn của rỉ mật thường được chia thành 3 phần: đường, chất hữu cơ không đường và chất khoáng.

Bảng 2: Thành phần chất hữu cơ của rỉ mật

Thành phần                             Rỉ mật cải đường                                Rỉ mật mía

Sucroza                                               66                                                        44

Fructoza                                              1                                                          13

Glucoza                                               1                                                          10

Axit amin                                            8                                                          3

Các chất khác                                      24                                                        30

Nguồn: Sreg và Van de Meer (1985

2. Công dụng của mật rỉ:

2.1.   Sử dụng để nuôi vi sinh trong xử lý nước

2.2.   Sử dụng rỉ mật làm thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn nhai lại và bánh dinh dưỡng cho gia súc gia cầm:

Rỉ mật trên thế giới được dùng chủ yếu (trên 50%) làm thức ăn cho gia súc. Rỉ mật còn được dụng như một chất bổ sung trong sản xuất thức ăn ủ xanh. Ngoài ra, rỉ mật cũng được dùng để lên men tạo ra các sản phẩm như cồn ethanol, nấm men, axit amin và axit xitric cũng như được dùng trong ngành sản xuất gạch ngói. Rỉ mật đã được dung làm thức ăn cho gia súc và gia cầm từ thế kỷ thứ 19. Vào thời đó, người ta dung rỉ mật như là một nguồn năng lượng và còn là như một chất hút bụi. Hạn chế bụi có tầm quan trọng lớn bởi vì gia súc rất dễ bị các bệnh về phổi do bụi gây ra, đồng thời bụi cũng là một vấn đề đối với người chăn nuôi. Bụi cũng làm tăng thức ăn thừa. Tài liệu cho thấy rằng 10% rỉ mật thực tế có thể loại trừ được toàn bộ bụi và 30% thì loại trừ được các tiểu phần mịn. Châu Âu và Mỹ là hai thị trường tiêu thụ rỉ mật chủ yếu của thế giới để làm thức ăn gia súc. Rỉ mật đã được sử dụng để nuôi gia súc (cả nhai lại và dạ dày đơn) ở nhiều nước nhiệt đới (Preston and Leng, 1986). Trước đây rỉ mật thường được dùng cho gia súc ăn ở mức tương đối thấp trong khẩu phần (thường dưới 20% khẩu phần). Tuy nhiên, gần đầy các nghiên cứu ở Cuba cho thấy rằng rỉ mật có thể dung như một loại thức ăn thay thế cho ngũ cốc như là một giải phán cho việc thâm canh chăn nuôi ở vùng nhiệt đới. Rỉ mật có thể được cho gia súc ăn theo một số cách khác nhau như trộn rỉ mật với các thức ăn khác, rỉ mật pha loảng để cung cấp năng lượng trực tiếp hay dùng như là một chất chứa N phi protein (NPN), vitamin, khoáng và cả thuốc thú y.

Những ưu điểm chính của việc dung rỉ mật làm thức ăn gồm:

- Tăng mật độ năng lượng

- Tăng tính ngon miệng

- Giảm bụi bặm

- Tăng chuyển hoá nên giảm chi phí thức ăn

- Cải thiệt chất lượng (vật lý) của sản phẩm

- Bao bọc các thành phần thức ăn kém ngon miệng

- Giá rẻ

Đối với gia súc nhai lại cần làm tăng nguồn cung cấp protein vi sinh vật từ dạ cỏ xuống ruột để sử dụng một cách hiệu quả protein và năng lượng của thức ăn. Nhằm đạt được năng suất sinh khối tối đa của vi sinh vật dạ cỏ thì việc cung cấp được đồng thời cả N và năng lượng từ thức ăn cho chúng là hết sức quan trọng. Khi ta ủ chua thức ăn xanh (để dự trữ) đường trong đó bị lên men làm tổn thất năng lượng nên khi cho gia súc ăn năng suất sẽ giảm hơn so với cỏ tươi. Đó là do nguồn cung cấp năng lượng cho vi sinh vật dạ cỏ bị hạn chế nên làm giảm quá trình sinh tổng hợp protein của chúng. Việc giải phóng không  đồng thời năng lượng và các hợp chất chứa N trong dạ cỏ thường được coi là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sinh tổng hợp protein của vi sinh vật khi cho ăn cỏ ủ chua bởi vì amoniac được giải phóng nhanh chóng từ các ngồn NPN trong đó.

Việc phối hợp urê và các chất dinh dưỡng khác trong thành phần của các loại bánh đa dinh dưỡng trên nền rỉ mật là một công nghệ có nhiều hứa hẹn, đặc biệt cho nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ nhằm bổ sung cho các loại phụ phẩm cây trồng sẵn có nhưng lại có tỷ lệ tiêu hoá thấp và thiếu các chất dinh dưỡng dễ lên men (Leng and Preston,1984; Sansoucy et al., 1986).. Bánh dinh dưỡng là một dạng chế phẩm bổ sung được ép thành bánh để bổ sungcho khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng thấp. Bánh dinh dưỡng chủ yếu cung cấp các chất dinh dưỡng cần cho VSV dạ cỏ, tức là cung cấp N dễ phân giải, khoáng, vitamin, axit amin/peptit và năng lượng dễ lên men.

Không có một công thức tiêu chuẩn nào cho bánh dinh dưỡng. Một số công thức khác nhau đã được xây dựng để đáp ứng yêu cầu cho từng trường hợp cụ thể tuỳ theo mức độ có sẵn, giá cả và đặc điểm dinh dưỡng của nguyên liệu thô và phụ phẩm có sẵn ởđịa phương. Tuy nhiên bánh dinh dưỡng thường được làm từ những nguyên liệu sau đây:

•  Rỉ mật: là một nguồn năng lượng dễ tiêu giúp cho việc sử dụng tốt urê và khoáng, đặc việt là các nguyên tố vi lượng. Không nên hoà loãng rỉ mật vì sự ổn định của nó là một yếu tố quan trọng để sản xuất thành công bánh dinh dưỡng. Rỉ mật không nên chiếm quá 40-50% vì quá nhiều rỉ mật sẽ làm giảm độ cứng của bánh và cần nhiều thời gian để làm khô.

•  Urê: là thành phần ”chiến lược” xét về quan điểm dinh dưỡng. Tỷ lệ của nó thường không quá 10% để tránh nguy cơ ngộ độc.

•  Khoáng: muối  ăn không những cung cấp NaCl mà còn giúp cho việc kết dính và khống chế lượng thu nhận. Lượng muối thường dùng nằm trong khoảng 5-10%. Tại những vùng có độ ẩm cao thì muối ăn không nên quá 5%. Cacbonat canxi, di-canxi photphat và bột xương làm giàu bánh ding dưỡng về Ca và P. Nếu như những nguyên liệu này không có sẵn tại địa phương và/hay đắt quá thì có thể thay bằng vôi hay supephôtphát.

•  Các chất kết dính:

o  Xi măng: trộn 10% thường là vừa và không nên dùng quá 15%. Nếu giá xi măng đắt có thể giảm xuống 5% và thay vào đó là dùng đất sét. Với lượng sử dụng trong các giới hạn này xi măng không có ảnh hưởng gì xấu đến gia súc vì thực tế lượng thu nhận rất nhỏ.

o  Vôi sống: cần được nghiền thành bột trước khi dùng. Vôi tôi ở dạng bột dễ sử dụng hơn nhưng thường không cho kết quả tốt như vôi sống. Vôi sống nếu dùng như là chất kết dính duy nhất cho kết quả tương tự như xi măng khi dùng với tỷ lệ 10%, nhưng bánh thường có độ cứng kém hơn. Vôi có ưu điểm là bổ sung thêm Ca và làm giảm thời gian làm khô bánh.

o  Đất sét: dùng đất sét cho thấy cho kết quả tốt. Việc kết hợp dùng đất sét với xi măng hay vôi sống (5-10%) làm tăng đáng kể độ cứng và giảm thời gian làm khô so với khi chỉ dùng xi măng hoặc vôi.

o  Các chất xơ: mục đích sử dụng chất xơ ở đây là để hút ẩm làm cho bánh có cấu trúc tốt. Thông thường người ta dùng cám ngũ cốc vì ngoài việc hút ẩm cám còn cung cấp N, năng lượng và P ở dạng dễ hấp thu. Các nguyên liệu khác như bột rơm, bột bã mía, bột dây lạc, bột lá keo dậu có thể dùng để thay thế một phần hay toàn bộ cám.

o  Các thành phần khác: Một số loại phụ phẩm có thể dùng làm thành phần của bánh dinh dưỡng như khô dầu, chất độn chuồng gà, bột thịt, bột cá, v.v. Cuối cùng bánh dinh dưỡng có thể làm giàu bằng các nguyên tố vi lượng. Các nguồn phốt pho như di-canxi hay mono-canxi phốt phát có thể dùng ở mức 5%.

Mật rỉ đã được dùng để nuôi lợn ở nhiều nước khác nhau. Có nơi đã dùng tỷ lệ rỉ mật tới 60% trong khẩu phần lợn hậu bị và lợn nái, 25-30% trong khẩu phần lợn choai và lợn vỗ béo. Khi tăng tỷ lệ rỉ mật trong khẩu phần của lơn choai và lơn vỗ béo thì lượng thu nhận và tăng trọng tăng lên nhưng hiệu quả chuyển hoá thức ăn giảm xuống do tăng tốc  độ chuyển dời cuat thức  ăn trong  đường tiêu hoá. Khác với lợn vỗ béo, lợn choai không dễ thích ứng với một tỷ lệ rỉ mật cao trong khẩu phần. Khi tỷ lệ rỉ mật vượt trên 25% nó thường có tác dụng nhuận tràng.Walker (1985) kết luận rằng lợn con có thể chịu được 15% và lơn nái chửa chịu được 37% rỉ mật trong khẩu phần. R&H Hall (1999) dẫn một số nghiên cứu cho thấyrằng để đảm bảo an toàn tỷ lệ rỉ mật tối đa trong khẩu phần của lợn choai là 5% và lợn vỗ béo là 10-15% và lợn nái chửa là 35%.

Có hai phương pháp sử dụng rỉ mật có thể áp dụng cho lợn:

Sử dụng rỉ mật như là một thành phần thức ăn truyền thống

Cho rỉ mật vào các khẩu phần ăn dựa trên ngũ cốc thông dụng là một kỹ thuật đã được xác lập nhưng ít có ý nghĩa kinh tế đối với các nước đang phát triển bởi vì hầu hết các hệ thống trộn trong các nhà máy thức ăn thông dụng chỉ chấp nhận được một tỷ lệ rỉ mật tương đối nhỏ (5-10% thức ăn).

Sử dụng rỉ mật làm nền cho các khẩu phần mới

Rỉ mật có thể dung cho lợn ăn ở dạng lỏng được hoà loãng một phần với nước. Thường thì nó được cho ăn kết hợp các thức ăn bổ sung protein như saccharomyces, nấm men và bột cá. Ở Cuba lần đầu tiên người ta đã nuôi lợn thành công bằng thức ăn lỏng trong đó rỉ mật high-test là nguồn gluxit duy nhất và chiểm tới 70% VCK của khẩu phần (Preston etal., 1968). Rỉ mật high-test cho tốc đọ tăng trọng tương tự như rỉ mật thường trong một thí nghiệm trên bò đực thiến ở Cuba (Preston et al., 1967b).Cũng có thể sử dụng rỉ mật cùng với các phụ phẩm hữu cơ nhà bếp được đun lênđể cho lợn ăn.

Sử dụng rỉ mật nuôi gia cầm

Harland (1995) kết luận rằng có thể dùng tới 10% rỉ mật trong khẩu phần của gà choai và 20% khẩu phần gà đẻ. Tuy nhiên do có vấn đề là rỉ mật có nhiều K nên gâynhuận tràng. Mặc dù hầu hết gà có biểu hiện tốt khi cho ăn khẩu phần cân bằng có chứa tới 20% rỉ mật, nếu bổ sung quá 4% rỉ mật sẽ dễ dẫn đến gà uống nhiều nước và phân bị ướt. Theo Leeson và Summer (1997) lượng rỉ mật tối đa trong khẩu phân của gà 0-4 tuần tuổi là 1%, còn các loại gà khác là 5%. Tuy nhiên, đối với gia cầm hiện nay chưa có ứng dụng rộng rãi nào để sử dụng rỉmật làm thức ăn do những khó khăn liên quan đến tính keo dính của nó.

3.  Các rối loạn liên quan đến cho ăn rỉ mật

Có 3 loại rối loạn trao đổi chất có thể xảy ra ở bò và cừu khi cho ăn các khẩu phần có bổ sung rỉ mật như là một chất mang urê hay làm nền của khảu phần. Đó là: ngộ độc urê, ngộ độc rỉ mật và chướng bụng đầy hơi.

Ngộ độc urê

Khi cho ăn các hỗn hợp rỉ mật/urê thì lượng urê thu nhận có thể lên tới 300 g/ngày đối với bò sữa 500 kg nếu nó ăn tới 10 kg hỗn hợp này. Thậm chí trong những trường hợp như thế này cũng ít có nguy cơ ngộ độc urê vì đường có trong rỉ mật và ammoniac sinh ra từ urê nhanh chóng được vi sinh vật dạ cỏ sử dụng để tăng sinh. Gia súc nhai lại chưa bao giờ ăn urê có thể cho ăn tự do hỗn hợp rỉ mật chứa tới 3% urê mà không sợ ngộ độc. Nguyên lý của việc sử dụng rỉ mật với 8-10% urê là hàm lượng urê cao sẽ ức chế lượng thu nhận hỗn hợp đó. Ngộ độc chỉ xảy ra khi urê không được trộn đều hay khi hỗn hợp có hàm lượng nước cao làm cho con vật “uống” hơn là “liếm” hỗn hợp cho ăn.

Ngộ độc rỉ mật

Đây thường là một vấn đề rất nghiêm trọng xảy ra khi cho ăn rỉ mật tự do. Bò bị ngộ độc rỉ mật có biểu hiện chảy nước dãi, đứng xiêu vẹo và đầu thường cúi rũ xuống; thường thấy đứng dựa vào bờ rào hay máng ăn. Chắc chắn, thị lực bị ảnh hưởng và con vật thường bị mù. Khi bị quấy rầy, con vật có dáng đi không vững và loạng choạng như bị say rượu. Những biểu hiện thần kinh và mù mắt do ngộ độc rỉ mật là tổn thương não bộ. Hộichứng lâm sàng này giống như hội chứng hoại tử vỏ não (CCN). Hoại tử ở não dễ thấy và điều này cho phép chẩn đoán nhanh được. Nguyên nhân của hoại tử chắc chắn là do giảm nguồn cung cấp năng lượng cho não hoặc là do thiếu tuyết đối thiamine trong thức ăn, liên kết của các chất giống thiamine được hình thành trong dạ cỏ và/hay do hoạt động của thiaminaza ở trong dạ cỏ (Edwin et al., 1979); hay do thiếu glucoza (Losada and Preston, 1973).

Phòng trị

Trong các khẩu phần chứa nhiều rỉ mật, thường thì nguồn thức ăn thô bị hạn chế (để kích thích ăn nhiều rỉ mật hay do giá thức ăn thô cao hơn so với rỉ mật). Thiếu thức ăn thô (số lượng hay chất lượng) là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc rỉ mật. Do vậy tỷ lệ ngộ độc rỉ mật sẽ giảm khi cho ăn rơm được dung như là nguồn thức ăn thô trong khẩu phần vỗ béo dựa trên rỉ mật. Mặt khác, người ta chưa gặp ngộ độc rỉ mật khi các loại thức ăn xanh giàu protein (như keo dậu, lá sắn, lá khoai lang) được sử dụng.  Cho ăn cỏ xanh chất lượng tốt có hàm lượng protein cao là cách tốt nhất để chữa hiện tượng ngộ độc này. Khi cho ăn khẩu phần nhiều rỉ mật thì nên cho ăn các loại thức ăn xanh giàu đạm,đặc biệt là các loại cây họ đậu như keo dậu, gliricidia và erythrina, như là một nguồn kết hợp cả “thức ăn thô” và protein “thoat qua”. Đây cũng là cách kinh tế nhất để phòng ngộ độc rỉ mật.

Chướng bụng đầy hơi

Chướng bụng đầy hơi  thường xảy ra khi cho ăn khẩu phần chứa các nguồn gluxit không có hoặc có ít xơ nhưng lại dễ lên men. Do đó cho ăn rỉ mật dễ gây ra hiện tượng này.

Lưu ý chung :Rỉ mật chứa nhiều đường nên có thể dùng làm thức ăn bổ sung cung cấp năng lượng cho gia súc nhai lại, đặc biệt là cung cấp năng lượng dễ tiêu bổ sung cho khẩu phần cơ sở là thức  ăn xơ thô (phụ phẩm) có chất lượng thấp. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng, rất cần thiết cho bò. Có thể bổ sung bằng cách cho ăn trực tiếp cùng với thức ăn thô hay bổ sung dưới dạng bánh dinh dưỡng tổng hợp cùng với urê và khoáng. Rỉ mật đường có vị ngọt nên bò thích ăn. Tuy nhiên, không nên cho bò ăn quá nhiều (trên 2kg/con/ngày) và nên cho ăn rải đều để tránh làm giảm pH dạ cỏ đột ngột ảnh hướng không tốt đến VSV phân giải xơ

 

CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA PHÁT ĐỒNG NAI (HPDON JSC) chuyên nhập khẩu và cung cấp sản phẩm mật rỉ đường: Với tiêu chí: UY TÍN, CHẤT LƯỢNG, GIÁ CẠNH TRANH, PHỤC PHỤC CHUYÊN NGHIÊP. CHÚNG TÔI CAM KẾT ĐƯA TỚI KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM TỐT NHẤT.

Liên Hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA PHÁT ĐỒNG NAI (HPDON JSC)
Chuyên kinh doanh hóa chất, vi sinh, thiết bị và công nghệ môi trường
Tel: (84-61) 6542066, 0933050279 - Fax: (84-61) 629.3970
Add: 248 Đồng Khởi, Biên Hòa, Đồng Nai
Website: http://hoaphatdongnai.com 
Email: tongnguyen1503@gmail.com

Bình chọn sản phẩm:

Sản phẩm cùng loại

CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA PHÁT ĐỒNG NAI (MST: 3602468746)

 VP 7, Tầng 2, Sơn An Plaza, Đường Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

 Kho hàng: Cụm công nghiệp Thạnh Phú - Thiện Tân, Xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai

 (+84-251) 6293850 ¤ CSKH: 19007161   sales@hoaphatdongnai.com

 Chịu trách nhiệm nội dung: Mai N.H Thanh

  Hotline: 0902585156