Những trái bí nặng hàng trăm kg
Người đầu tiên trồng và phát hiện ra sự khác thường của những trái bí này là ông Trần Văn Đức. Một buổi sáng mai thức dậy, bỗng nhiên ông Đức thấy rất lạ khi khóm bí gia đình mình trồng cứ lớn mãi mà không chịu dừng lại. Ban đầu ông mang gạch ra xếp để làm giá đỡ trái bí. Cứ tưởng nó to lắm cũng chỉ bằng nồi cơm điện là cùng. Thế nhưng, càng ngày bí càng to thêm đến lúc bằng một vòng tay người ôm mới thôi lớn. Trái bí sau khi thu hoạch nếu bảo quản tốt có thể để được 6-8 tháng mà không hư hỏng. Hơn nữa, loại bí đao khổng lồ ở Mỹ Thọ có ruột đặc màu trắng tinh nên rất chắc và nặng. Bí không hề có vị chua như loại bí bình thường.
Từ trái bí lạ đầu tiên đầy ngỡ ngàng nhà ông Đức, cả xã Mỹ Thọ kéo đến xem như một sự kiện. Rồi người ta truyền tay nhau hạt giống từ những trái bí đầu tiên này đi trồng khắp xã. Năm 2012, nhà bà Trần Thị Lan còn thu được trái bí nặng 120kg, nặng nhất từ trước đến nay. Hiện tại, với diện tích 18 héc ta, mỗi năm cho sản lượng trung bình 150 tấn, những trái bí khổng lồ này đã mang lại niềm vui và lợi nhuận nhiều mặt cho người dân Mỹ Thọ. Hơn nữa, nhiều đàn ông ở đây còn cho rằng ăn loại bí này cho họ cảm giác được tăng cường sinh lực. Ông Lê Vâng cho hay cứ mệt mỏi hay mất ngủ và mà ăn 1 kg bí này vào là lại cảm thấy sung sức lại như thường ngay.
Khi bí thu hoạch quả xong còn có thể cắt thân cây bí thành từng đoạn ép lấy nước làm nước giải khát uống có tác dụng cao trong việc giải nhiệt, tiêu đờm. Cứ ép khoảng 30 gốc bí sau thu hoạch thì được 1 lít nước.
Cứ nảy mầm là biến đổi gene
Năm 2012 quá ngỡ ngàng trước những trái bí khổng lồ ở Mỹ Thọ, Thạc sỹ Nguyễn Văn Tùng, cán bộ Viện nghiên cứu sinh học Miền Trung đã đến xin một lượng lớn hạt giống gửi đi trồng thử nghiệm khắp các vùng đất mà ông cho rằng có nhiều đặc điểm thổ nhưỡng giống với Mỹ Thọ. Tuy nhiên, lạ thay tất cả những nơi đó bí không những không to lên mà còn nhỏ lại một cách bất ngờ. Ông Tùng cho biết: tôi thấy thổ nhưỡng ở vùng Quảng Bình, Cần Thơ khá giống Mỹ Thọ nên gửi hạt giống về đó trồng xem sao nhưng trái chỉ to bằng nắm tay.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Tùng cho biết ông cùng cộng sự đã nhiều lần mang mẫu đất ở một số thôn của Mỹ Thọ đi kiểm nghiệm nhưng kết quả mỗi lần lại khác nhau. Tuy nhiên có chung một điểm là cứ gieo hạt bí xuống, nảy mầm lên sẽ đột biến gen ngay. Cũng bởi sự đột biến này nên nên những trái bí mới lớn nhanh đến thế. “Trong đợt nghiên cứu đầu tiên chúng tôi chỉ ước lượng bí đạt 60 kg là cùng. Không ngờ kết quả thực tế cao gấp đôi” Thạc sỹ Nguyễn Văn Tùng tiết lộ.
Sẽ có ngày đưa bí đi Tây
Sẽ nỗ lực quảng bá, giới thiệu sản phẩm tìm hướng đầu ra và vị thế vững chắc cho sản phẩm bí xanh khổng lồ này. Trên cơ sở lợi thế đã đạt được sắp tới sẽ khuyến khích nhân dân mở rộng thêm diện tích”. Không những thế, một dự định táo bạo rằng, khi chứng minh được rõ ràng những nét độc đáo, các chất dinh dưỡng có trong loại bí độc đáo này chúng ta sẽ nghiên cứu cách đưa bí ra các thị trường quốc tế. Những hộ dân trồng bí ở Mỹ Thọ hy vọng loại bí khổng lồ này sẽ là nguồn thu nhập ổn định, lâu dài cho người dân.
Trích từ: An ninh thủ đô