Tấm bình phong?
Theo báo Tuổi Trẻ, doanh nghiệp đứng ra thuê đất ở xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) là Công ty sen Hoàng Giang do ông Trần Văn Hòa làm giám đốc. Doanh nghiệp này thuê đất của nông dân trong thời hạn 3 năm, giá khoảng 3,5 triệu đồng/công/năm để triển khai dự án trồng sen. Nhưng loại sen được trồng đều chết hết mặc dầu số tiền đầu tư cho đất thuê và xây nhà xưởng không nhỏ, khoảng 10 tỷ đồng. Số tiền thuê đất rất cao khiến người dân phá bỏ lúa dù gần đến ngày thu hoạch để giao đất theo thời hạn doanh nghiệp của ông Hòa quy định.
Điều lạ ở đây là doanh nghiệp của ông Hòa không những đưa người Trung Quốc vào làm việc mà còn thả nuôi một loại sinh vật lạ nguy hại vào nuôi trồng.
Theo miêu tả của người dân, sinh vật này hình dáng giống tôm lai với cua. Nhìn thoáng qua có phần giống con bò cạp. Nó màu đỏ, lớp vỏ bên ngoài rất cứng và khá hung dữ. Chi cục Thủy sản Tỉnh Đồng Tháp xác định sinh vật lạ do ông Hòa nuôi là tôm hùm đỏ (hay tôm hùm đất), tên khoa học là Procambarus clarkii, một loại giáp xác nước ngọt, nguồn gốc ở nam Hoa Kỳ, có nhiều khả năng còn nguy hại hơn cả ốc bươu vàng.
Tôm hùm nước ngọt (Danh pháp khoa học: Procambarus clarkii):
Tôm hùm nước ngọt (Danh pháp khoa học: Procambarus clarkii), thường được gọi là tôm hùm đất là một loài tôm hùm càng nước ngọtthuộc nhóm tôm hùm đất có nguồn gốc từ Đông Nam Hoa Kỳ và còn được tìm thấy trên các châu lục khác, nơi mà nó gây ra một dịch hại xâm lấn nghiêm trọng. Chúng phân bố tự nhiên ở Bắc Mỹ, là một trong 500 loại Tôm hùm đất (crawfish) và có đời sống như cua đồng, con cáy. Chúng được nuôi để lấy thịt tôm hùm đất.
Tôm thích đào hang, ưa tối, chuyên hoạt động về đêm. Chúng có thể sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ từ 0 đến 38 độ C. Chúng có thể từ môi trường nước, tôm có thể kéo lên bờ sống, thậm chí cả đàn có thể di chuyển lên bãi cỏ ở. Với sức đề kháng mạnh, chúng có thể sống trong môi trường ô nhiễm, thậm chí sống trong cống rãnh. Ở Nhật, loài tôm này sống nhung nhúc trong các cống rãnh ô nhiễm giữa thành phố như loài chuột cống.
Đây là loài tôm ăn tạp, loại tôm này sống trong đầm lầy nước ngọt và nước lợ, là loài có sức mạnh nên có thể ăn tất cảđộng vật và cây cỏ. Chúng ăn được mùn bã hữu cơ từ tự nhiên, sống được trong môi trường nước lợ. Chúng có thể ăn các loại côn trùng, nhiều loại cây cỏ, nên sinh sôi nảy nở rất nhanh. Nếu không đủ thức ăn, loài này sẽ ăn sang hoa màu, thậm chí chúng còn ăn được cả gỗ, làm biến dạng môi trường sống. Chính vì khả năng thích ứng với nhiều loại môi trường, nên loài tôm này đã di cư từ ao hồ, ruộng vườn ra sông suối.
Vào mùa sinh sản, chúng còn đào hang đẻ con giống như cua đồng, hay như con cáy. Chúng có khả năng đào hang sâu hơn cả cua, khỏe hơn cả chuột, chính vì vậy có lo ngại loài tôm càng này có thể gây ra thảm họa tàn phá không khác gì ốc bươu vàng vì với thói quen đào hang sâu đến 2m sẽ có nguy cơ phá hỏng hệ thống đê điều. Tuy vậy, cũng chỉ có một vài loài trong số 500 loài crayfish khác nhau có sở thích ăn hoa màu và đào hang sâu, còn hầu hết chúng hiền lành như con tôm, và có bản năng đào hang như con cua con cáy.
Những câu hỏi cần trả lời?
Có 3 vấn đề làm dư luận hoang mang đối với sự việc trên:
– Dự án trồng sen chỉ là cái vỏ bình phong?
– Doanh nghiệp tự động thả nuôi tôm hùm đỏ không trình báo và có sự đồng ý của cơ quan có trách nhiệm cứu xét?
– Tại sao doanh nghiệp lại đưa người Trung Quốc đến làm việc trong nhà máy của họ? Trung Quốc có đứng phía sau sự việc này?
Việc thương lái Trung Quốc đưa ốc bươu vàng vào tàn phá nông nghiệp Việt Nam trước đây hẳn người Việt chưa có thể quên được. Liệu đây có phải là đợt tấn công quy mô lần thứ 2 của Trung Quốc vào nông nghiệp Việt Nam?
VP 7, Tầng 2, Sơn An Plaza, Đường Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Kho hàng: Cụm công nghiệp Thạnh Phú - Thiện Tân, Xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai
(+84-251) 6293850 ¤ CSKH: 19007161 sales@hoaphatdongnai.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Mai N.H Thanh