Đồng Nai là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước, thuộc tóp đầu về tổng đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, mặt hàng heo, gà vẫn nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh trong giai đoạn hội nhập. Cùng với sự phát triển theo hướng tích cực ấy là nguy cơ về ô nhiễm môi trường từ nước thải trong chăn nuôi. Vì vây, việc xử lý nước thải trong chăn nuôi đang là vấn đề nan giải của các trang trại chăn nuôi lớn nhỏ nói chung và chăn nuôi nông hộ nói riêng.
Mỗi một loại gia cầm, gia súc, thủy hải sản khác nhau sẽ cho ra những nguồn nước thải mang tính chất khác nhau. Tuy nhiên, xét chung thì nước thải từ ngành chăn nuôi sẽ bao gồm các thành phần chủ yếu như sau:
Ngoài 2 thành phần chính trên thì trong nước thải ngành chăn nuôi sẽ có những loại chất rắn khác, tạp chất từ quá trình vệ sinh chuồng trại, rửa dụng cụ chăn nuôi thải ra. Tuy nhiên, hàm lượng thấp và không đáng kể.
HPDON đề xuất công nghệ xử lý như sau:
Sơ đồ quy trình HTXLNT, công suất 75 m3/ngày.đêm của Trại heo Khang Minh An
*Thuyết minh quy trình xử lý:
Hồ Biogas
Nước thải phát sinh toàn dự án theo hệ thống thu gom về hầm Biogas. Tại đây, nước thải được lưu lại với thời gian khoảng 30-45 ngày để phân hủy kỵ khí. Nước thải sau khi qua hầm Biogas thì được đưa qua hồ sinh học 1 & 2 để tiếp tục đi vào hệ thống xử lý.
Hồ sinh học
Với cơ chế phân hủy các chất hữu cơ xảy ra một cách tự nhiên. Các hoạt động diễn ra trong hồ sinh học là kết quả của sự cộng sinh phức tạp giữa nấm và tảo, giúp ổn định dòng nước và làm giảm các vi sinh vật gây bệnh. Nước từ hồ sinh học được bơm bơm trục ngang bơm lên bể xử lý hiếu khí.
Cụm bể sinh học (Anoxic-MBBR-Aerotank)
a) Bể sinh học thiếu khí (Anoxic): Bể anoxic có nhiệm vụ khử Nitơ. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng do tác động của dòng chảy. Quá trình phân hủy thiếu khí được thực hiện bởi các chủng vi sinh vật thiếu khí mà sản phẩm được tạo ra là khí nito ở dạng nitơ phân tử (N2), nước (H2O) cùng với đó là sinh khối mới đươc tạo ra.
b) Bể sinh học MBBR: Sẽ sử dụng nhựa (giá thể vi sinh di động MBBR) trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải. Các vi sinh vật sẽ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải. Tiếp đó, hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộn các giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải. Công nghệ này là sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải có đầy đủ oxy hòa tan ở nhiệt độ và pH thích hợp.
c)Bể Aeroten: Phân giải chất hữu cơ nhờ vào hoạt động của vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật này sử dụng chất bẩn có trong nước thải làm nguồn thức ăn để sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối. Từ đó làm giảm nồng độ ô nhiễm của nước thải.
Bể lắng vi sinh:
Nước thải sau khi ra khỏi bể vi sinh hiếu khí tự chảy vào ống trung tâm của bể lắng với vận tốc 28-30mm/s nhằm phân phối đều nước thải trong vùng lắng của bể lắng, nước thải ra khỏi ống trung tâm của bể lắng với vận tốc 0.5 - 0.8mm/s.
Bể trung gian
Nhiệm vụ của bể trung gian là thu gom nước thải từ bể lắng sinh học, giúp ổn định tính chất nước thải trước khi bơm qua bể keo tụ - tạo bông.
Bể keo tụ - tạo bông
Nước thải được bơm chìm bơm từ bể trung gian qua bể keo tụ. Tại đây, sẽ được bổ sung thêm hệ hóa chất keo tụ PAC, Polymer. PAC là tác nhân có khả năng làm gắn kết các chất bẩn ở dạng hòa tan thành bông cặn, dưới tác dụng của Polymer các bông cặn li ti sẽ kết lại thành các bông có kích thước lớn hơn. Sau khi qua quá trình keo tụ - tạo bông, nước thải sẽ giảm được độ màu, khử mùi hôi, xử lý một phần COD và BOD.
Bể lắng hóa lý
Tại đây, các bông cặn hóa lý tạo ra từ quá trình keo tụ - tạo bông được lắng xuống. Phần nước trong thu được sẽ tự chảy qua bể khử trùng. Lượng bùn sinh ra được bơm về bể chứa bùn để đem đi xử lý.
Bể khử trùng
Là giai đoạn loại bỏ vi khuẩn và virus gây bệnh chứa trong nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Bồn lọc áp lực:
Bồn lọc có nhiệm vụ loại bỏ các chất ô nhiễm dạng mạch vòng không thể xử lý bằng sinh học, lọc các cặn lắng có kích thước nhỏ mà không lắng được ở bể lắng vi sinh, loại bỏ SS các chất vô cơ, có nhiệm vụ khử mùi, màu, các chất hữu cơ dạng vết có trong nước thải trước khi ra ngoài. Nước sau khi qua bồn lọc áp lực được đổ ra nguồn tiếp nhận.
Hồ hoàn thiện
Là công đoạn cuối cùng của HTXL, nước thải sau xử lý được lưu chứa tại hồ nhằm ổn định nước thải trước khi thải ra môi trường.
Nước sau khi được xử lý sẽ đạt Quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BNTMT và QCVN 01-195:2022/BNNPTNT.
Giới hạn cho phép của QCVN 62-MT:2016/BNTMT: Quy Chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi như sau:
Giới hạn cho phép của QCVN 01-195:2022/BNNPTNT: Quy Chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng như sau:
Cùng với công nghệ hóa - lý - sinh học kết hợp với việc sử dụng vi sinh hiếu khí Cp-BioAT đặc thù của Công ty Cp Hóa Phát Đồng Nai giúp cho việc nuôi cấy vi sinh được hiệu quả và nhanh chóng. Thông tin vi sinh hiếu khí BioAT xem chi tiết tại link: https://hoaphatdongnai.com/cp-bioat-1408821.html
Chi tiết hướng dẫn vận hành, thuyết minh công nghệ xem chi tiết tại đây.
Mã QR theo dõi thông tin chi tiết của HTXL:
VP 7, Tầng 2, Sơn An Plaza, Đường Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Kho hàng: Cụm công nghiệp Thạnh Phú - Thiện Tân, Xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai
(+84-251) 6293850 ¤ CSKH: 19007161 sales@hoaphatdongnai.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Mai N.H Thanh