Hệ thống xử lý nước thải công suất 30 m3/ngày đêm - Cơ sở giết mổ Anh Hoàng Thy

Hệ thống xử lý nước thải công suất 30 m3/ngày đêm - Cơ sở giết mổ Anh Hoàng Thy

11-01-2024 08:56

Kinh tế-xã hội phát triển thì song song đó thì nhu cầu về thực phẩm của người dân ngày càn tăng về nhu cầu sử dụng các sản phẩm thịt động vật cho bửa ăn hàng ngày. Vì vậy để thực hiện các nhu cầu đó thì đi kèm với sự gia tăng các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm thì việc ngày càng mộc lên nhiều những nơi giết mổ lớn. Điều đó đi kèm theo những hệ quả lớn cho môi trường vì lượng nước thải phát sinh trong quá trình giết mỗ lớn.

Loại nước thải từ giết mổ là tổng hợp nhiều loại chất thải từ động vật bao gồm từ tiết, phân, vụng nội tạng và một số các loại chất thải khác. Ngoài các thành phần chính trên thì trong nước thải sẽ có những loại chất rắn khác, tạp chất từ quá trình vệ sinh xưởng, rửa dụng cụ giết mỗ thải ra. Tuy nhiên, hàm lượng thấp và không đáng kể. Để xử lý hiệu quả lượng nước thải lớn này thì cần phải có hệ thống xử lý nước thải hiện đại và phù hợp

HPDON đề xuất công nghệ xử lý như sau:

*Thuyết minh quy trình xử lý:

Hồ Biogas

Nước thải phát sinh toàn dự án theo hệ thống thu gom về hầm Biogas. Tại đây, nước thải được lưu lại với thời gian khoảng 30-45 ngày để phân hủy kỵ khí. Nước thải sau khi qua hầm Biogas thì được đưa qua hồ sinh học 1 & 2 để tiếp tục đi vào hệ thống xử lý.

Hồ sinh học

Với cơ chế phân hủy các chất hữu cơ xảy ra một cách tự nhiên. Các hoạt động diễn ra trong hồ sinh học là kết quả của sự cộng sinh phức tạp giữa nấm và tảo, giúp ổn định dòng nước và làm giảm các vi sinh vật gây bệnh. Nước từ hồ sinh học được bơm bơm trục ngang bơm lên bể xử lý hiếu khí.

Bể sinh học thiếu khí (Anoxic)

Nước thải đầu vào có nồng độ nito khá cao, do vậy nước phải được xử lý bằng phương pháp thiếu khí thông qua bể anoxic để loại bỏ nito ra khỏi nước.

Quá trình phân hủy thiếu khí được thực hiện bởi các chủng vi sinh vật thiếu khí mà sản phẩm được tạo ra là khí nito ở dạng nitơ phân tử (N2), nước (H2O) cùng với đó là sinh khối mới đươc tạo ra.

Bể anoxic:

Bể sinh học này có có nhiệm vụ khử Nitơ. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng do tác động của dòng chảy. Nước thải sau khi qua bể sinh học thiếu khí sẽ tự chảy sang bể sinh học hiếu khí để tiếp tục được xử lý.

Xử lý sinh học hiếu khí (MBBR)

Công nghệ này là sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải có đầy đủ oxy hòa tan ở nhiệt độ và pH thích hợp.

Bể Aerotank 

Quá trình bùn hoạt tính là quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ trong nước thải với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí để oxy hóa các chất hữu cơ chứa C, N, P, S thành CO2, H2O và các muối khoáng tương ứng.

Bể lắng vi sinh

Nước thải sau khi ra khỏi bể vi sinh hiếu khí tự chảy vào ống trung tâm của bể lắng với vận tốc 28-30mm/s nhằm phân phối đều nước thải trong vùng lắng của bể lắng, nước thải ra khỏi ống trung  tâm của bể lắng với vận tốc 0.5 - 0.8mm/s. Quá trình lắng là lắng đứng, nước vận chuyển từ dưới lên, cặn bùn có tỷ trọng lớn lắng xuống đáy bể. Bùn thu được bơm tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí nhằm duy trì mật độ vi sinh cho bể. Phần bùn dư được bơm thải bỏ vào bể chứa bùn. Phần nước trong thu trên bề mặt bể lắng được tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.

Cụm bể  keo tụ - tạo bông

Nước thải được bơm chìm bơm từ bể trung gian qua bể keo tụ. Tại đây sẽ được bổ sung thêm hệ hóa chất keo tụ PAC, Polymer. PAC là tác nhân có khả năng làm gắn kết các chất bẩn ở dạng hòa tan thành bông cặn, dưới tác dụng của Polymer các bông cặn li ti sẽ kết lại thành các bông có kích thước lớn hơn.Sau khi qua quá trình keo tụ - tạo bông, nước thải sẽ giảm được độ màu, khử mùi hôi, xử lý một phần COD và BOD.

Bể  lắng hóa lý

Tại đây, các bông cặn hóa lý tạo ra từ quá trình keo tụ - tạo bông được lắng xuống. Phần nước trong thu được sẽ tự chảy qua bể khử trùng. Lượng bùn sinh ra được bơm về bể chứa bùn để đem đi xử lý.

Bể trung gian 

Nhiệm vụ của bể trung gian là thu gom nước thải từ bể lắng sinh học, giúp ổn định tính chất nước thải trước khi bơm qua bể keo tụ - tạo bông.

Bể khử trùng 

Là giai đoạn loại bỏ vi khuẩn và virus gây bệnh chứa trong nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Bể khử trùng được thiết kế đảm bảo thời gian lưu nước để loại bỏ hết vi sinh gây bệnh. Hóa chất Chlorine được châm vào bể nhờ bơm định lượng, Chlorine là chất oxy hóa mạnh có khả năng loại bỏ hầu hết các vi khuẩn gây bệnh. Nước sau khi ra khỏi bể khử trùng được xả ra nguồn tiếp nhận.

Bồn lọc áp lực:

Bồn lọc có nhiệm vụ loại bỏ các chất ô nhiễm dạng mạch vòng không thể xử lý bằng sinh học, lọc các cặn lắng có kích thước nhỏ mà không lắng được ở bể lắng vi sinh, loại bỏ SS các chất vô cơ, có nhiệm vụ khử mùi, màu, các chất hữu cơ dạng vết có trong nước thải trước khi ra ngoài. Nước sau khi qua bồn lọc áp lực được đổ ra nguồn tiếp nhận.

Hồ hoàn thiện

Là công đoạn cuối cùng của HTXL, nước thải sau xử lý được lưu chứa tại hồ nhằm ổn định nước thải trước khi thải ra môi trường.

Nước sau khi được xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BNTMT, Cột A.

Bảng giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

1

pH

-

6-9

2

Clorua

mg/L

500

3

BOD

mg/L

30

4

COD

mg/L

75

5

TSS

mg/L

50

6

Amoni

mg/L

5

7

Tổng Nito

mg/L

20

8

Tổng P

mg/L

4

9

Coliform

MPN/100mL

3.000

Bể chứa bùn

Bể chứa bùn dùng để chứa bùn dư trong quá trình xử lý, bao gồm bùn từ bể lắng vi sinh và bùn từ bể lắng hóa lý. Bùn dư được hút bỏ định kỳ. Nước dư từ bể chứa bùn được đưa về Bể Anoxic.

Từ các giai đoạn trên cho đc kết quả nước trong và các chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn

Giá trị giới hạn các thông số của nước thải chăn nuôi 

Bên cạnh đó, để giúp vi sinh được phát triển tốt thì việc kết hợp sử dụng vi sinh hiếu khí Cp-BioAT đặc thù của Công ty Cổ phần Hóa Phát Đồng Nai giúp cho việc nuôi cấy vi sinh được hiệu quả và nhanh chóng. Thông tin vi sinh hiếu khí BioAT xem chi tiết tại link: https://hoaphatdongnai.com/cp-bioat-1408821.html

        Chi tiết hướng dẫn vận hành, thuyết minh công nghệ xem chi tiết tại đây

        Mã QR theo dõi thông tin chi tiết của HTXL: 

Bình chọn tin tức: (5.0 / 3 đánh giá)

Tin tức liên quan

Tham luận công nghệ tiên tiến xử lý chất thải trong chăn nuôi phục vụ nông nghiệp tuần hoàn.

Tham luận công nghệ tiên tiến xử lý chất thải trong chăn nuôi phục vụ nông nghiệp tuần hoàn.

Hướng dẫn lựa chọn công nghệ tiên tiến xử lý chất thải trong chăn nuôi phục vụ nông nghiệp tuần hoàn, tiến tới nông nghiệp nhiệt đới bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

Xem tiếp
Tuyển dụng nhân viên môi trường

Tuyển dụng nhân viên môi trường

Tuyển dụng nhân viên môi trường

Xem tiếp
Giải pháp Xử lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo Hiệu Quả, Công Suất 400m3/ngày.đêm – Trang trại Trọng Khôi tại Hiếu Liêm

Giải pháp Xử lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo Hiệu Quả, Công Suất 400m3/ngày.đêm – Trang trại Trọng Khôi tại Hiếu Liêm

Khám phá giải pháp công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải chăn nuôi tại Đồng Nai: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tối ưu hóa chi phí và đẩy mạnh phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi.

Xem tiếp
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo - Trại Khang Minh An, công suất 75 m3/ngày.đêm

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo - Trại Khang Minh An, công suất 75 m3/ngày.đêm

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo - Trại Khang Minh An, công suất 75 m3/ngày.đêm

Xem tiếp
Tự làm chế phẩm sinh học IMO xử lý nước thải chăn nuôi

Tự làm chế phẩm sinh học IMO xử lý nước thải chăn nuôi

IMO được hiểu là Vi sinh bản địa, IMO là gì? Vi sinh vật bản địa (Tiếng Anh: Indigenous Microorganism; viết tắt: IM, IMO) bao gồm các loài vi sinh có nguồn gốc bản địa, sinh sống và phát triển trong môi trường tự nhiên.

Xem tiếp

CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA PHÁT ĐỒNG NAI (MST: 3602468746)

 VP 7, Tầng 2, Sơn An Plaza, Đường Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

 Kho hàng: Cụm công nghiệp Thạnh Phú - Thiện Tân, Xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai

 (+84-251) 6293850 ¤ CSKH: 19007161   sales@hoaphatdongnai.com

 Chịu trách nhiệm nội dung: Mai N.H Thanh

  Hotline: 0902585156