Ngành giấy tái chế: bị cấm ở Trung Quốc, tràn sang Việt Nam gây ô nhiễm

Ngành giấy tái chế: bị cấm ở Trung Quốc, tràn sang Việt Nam gây ô nhiễm

30-08-2018 15:52

Hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam sản xuất bột giấy tái chế để mang sản phẩm sạch về nước còn rác thải vứt lại Việt Nam, tiếp tục được Hiệp hội Giấy và Bột giấy cảnh báo, trong văn bản mới đây gửi tới các đơn vị chức năng.


Nhà máy Giấy Lee&Man đã nhiều lần bị người dân phản đối, cho là gây ô nhiễm (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Hiệp hội này phản ánh, từ cuối năm 2017 đến nay, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam để nhận thầu giấy bao bì và tìm cách liên doanh để sản xuất bột giấy tái chế. Phương pháp này tức là đánh tơi giấy phế liệu thành bột, rồi qua các quá trình sàng lọc rồi xeo thành tấm, cuộn hay ép thành khối bột rồi xuất về Trung Quốc.

Như vậy, bột giấy sạch được đưa về Trung Quốc còn rác ở lại Việt Nam. Nguyên nhân của hiện tượng này theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam là do Trung Quốc siết chặt việc kiểm soát ô nhiễm môi trường, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có sản xuất giấy.

Từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành giấy, khuyến khích các tập đoàn lớn đầu tư mở rộng với công nghệ hiện đại, cũng như đầu tư ra nước ngoài để xuất khẩu về lại Trung Quốc. Đồng thời, kết hợp loại bỏ dần các nhà máy giấy quy mô nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường với tổng công suất hiện đã đến trên 15 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 15% tổng công suất toàn ngành giấy).

Cũng theo Hiệp hội, từ cuối năm 2017, Trung Quốc đã cấm nhập 27 mặt hàng phế liệu, trong đó có giấy phế liệu. Từ ngày 1/1/2018, Trung Quốc quy định tạp chất lẫn trong giấy phế liệu nhập khẩu vào Trung Quốc phải dưới 0,5%, tỷ lệ áp dụng trên thị trường thế giới là 1,5%.

Cùng với đó, Trung Quốc cũng thắt chặt việc cấp phép nhập khẩu giấy phế liệu (cấp theo quý) nên các doanh nghiệp Trung Quốc thiếu nguyên liệu để sản xuất, cũng như thiếu hụt giấy thành phẩm, đặc biệt là giấy bao bì.

Hiệp hội Giấy và Bột giấy cho rằng, việc đầu tư sản xuất bột giấy tái chế để xuất khẩu có tác động rất xấu và gây nguy hại rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam, qua đó làm giảm cơ hội xuất khẩu giấy thành phẩm làm bao bì sang Trung Quốc. Mặc dù, giấy do các doanh nghiệp FDI sản xuất ra cũng sẽ tập trung tiêu thụ ở thị trường nội địa, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khó giữ được thị phần và mất cơ hội đầu tư quy mô lớn, hiện đại.

“Các doanh nghiệp FDI cũng có lợi thế hơn trong việc tranh giành thị trường giấy phế liệu nhập khẩu và thu gom trong nước làm cho các doanh nghiệp giấy Việt càng kém về năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, tình trạng bột sạch đưa về Trung Quốc còn rác để lại Việt Nam sẽ lan rộng và khó kiểm soát, tạo ra nguy cơ lớn về ô nhiễm môi trường”, Hiệp hội này nhấn mạnh.

“Hiện một số doanh nghiệp Việt ‘hám lợi trước mắt’ đang có dự định liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc để thực hiện việc này, thậm chí họ cũng đang thoả thuận ký hợp đồng mua thiết bị đầu tư cho mục đích này”, Hiệp hội Giấy và Bột giấy cảnh báo.

Hồi tuần trước, ít nhất doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất giấy và bột giấy tái chế gồm Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper, Công ty TNHH Xương Giấy Chánh Dương, Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam và Công ty TNHH Giấy Kraft Vina đã thay mặt cho các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này có vốn đầu tư nước ngoài đã đồng loạt “ký tâm thư” gửi Thủ tướng Chính phủ.

Trong văn bản kiến nghị này, các doanh nghiệp đề xuất được tiếp tục nhập khẩu giấy loại mã HS thuộc giải 47079000 nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất giấy bao bì các loại, đồng thời khẳng định loại giấy trên không gây hại môi trường như các dòng sản phẩm khác và cũng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng ứ đọng hàng nghìn container phế thải tại cảng thời gian qua.

Cam kết là vậy nhưng trên thực tế, trong số 4 doanh nghiệp kiến nghị kể trên thì thời gian qua Lee&Man Việt Nam bị cho là doanh nghiệp vô cùng tai tiếng khi liên tục bị các hộ dân tại ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm phản ánh việc nhà máy “xả thải”, “làm ô nhiễm nguồn nước”, “gây tiếng ồn”, “gây bụi” và “phát tán mùi hôi thối”.

Nguồn: Dân Trí

Bình chọn tin tức: (4.5 / 1 đánh giá)

Tin tức liên quan

Tham luận công nghệ tiên tiến xử lý chất thải trong chăn nuôi phục vụ nông nghiệp tuần hoàn.

Tham luận công nghệ tiên tiến xử lý chất thải trong chăn nuôi phục vụ nông nghiệp tuần hoàn.

Hướng dẫn lựa chọn công nghệ tiên tiến xử lý chất thải trong chăn nuôi phục vụ nông nghiệp tuần hoàn, tiến tới nông nghiệp nhiệt đới bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

Xem tiếp
Tuyển dụng nhân viên môi trường

Tuyển dụng nhân viên môi trường

Tuyển dụng nhân viên môi trường

Xem tiếp
Hệ thống xử lý nước thải công suất 30 m3/ngày đêm - Cơ sở giết mổ Anh Hoàng Thy

Hệ thống xử lý nước thải công suất 30 m3/ngày đêm - Cơ sở giết mổ Anh Hoàng Thy

Cty TNHH Anh Hoàng Thy là cơ sở giết mổ lớn với công suất giết mổ gia súc công suất 90 con/ngày, giết mổ gia cầm, công suất 900 con/ngày. Với lượng nước thải từ hoạt động giết mổ là không nhỏ trong khoảng 30m3/ngày.đêm ra môi trường.

Xem tiếp
Giải pháp Xử lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo Hiệu Quả, Công Suất 400m3/ngày.đêm – Trang trại Trọng Khôi tại Hiếu Liêm

Giải pháp Xử lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo Hiệu Quả, Công Suất 400m3/ngày.đêm – Trang trại Trọng Khôi tại Hiếu Liêm

Khám phá giải pháp công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải chăn nuôi tại Đồng Nai: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tối ưu hóa chi phí và đẩy mạnh phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi.

Xem tiếp
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo - Trại Khang Minh An, công suất 75 m3/ngày.đêm

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo - Trại Khang Minh An, công suất 75 m3/ngày.đêm

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo - Trại Khang Minh An, công suất 75 m3/ngày.đêm

Xem tiếp

CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA PHÁT ĐỒNG NAI (MST: 3602468746)

 VP 7, Tầng 2, Sơn An Plaza, Đường Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

 Kho hàng: Cụm công nghiệp Thạnh Phú - Thiện Tân, Xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai

 (+84-251) 6293850 ¤ CSKH: 19007161   sales@hoaphatdongnai.com

 Chịu trách nhiệm nội dung: Mai N.H Thanh

  Hotline: 0902585156