Nước mắm: Độ đạm truyền thống và độ đểu chính sách

Nước mắm: Độ đạm truyền thống và độ đểu chính sách

20-03-2019 15:36

Các nhà thùng thường xem độ đạm của nước mắm như bản lĩnh nghề nghiệp. Đạm càng cao, nước mắm càng ngon. Người tiêu dùng cũng thế. Rất tiếc, nhận xét này chỉ đúng một nửa.

Sản xuất nước mắm truyền thống ở Bình Thuận vào những năm 1960. Ảnh: Ngân Hà chụp từ tư liệu.

Sản xuất nước mắm truyền thống ở Bình Thuận vào những năm 1960. Ảnh: Ngân Hà chụp từ tư liệu.

Trong dinh dưỡng học, đạm được hiểu là protein theo nghĩa hẹp. Nhưng hiểu theo nghĩa rộng, đạm là hợp chất của nitrogen. Hợp chất của nitrogen thì vô vàn, nhưng trong nước mắm, đạm được chia thành hai loại: đạm amin và đạm ammoniac.

Hai loại đạm…

Trong quá trình ủ chượp để ra nước mắm, protein thịt cá bị lên men theo hai hướng:

– Hướng thứ nhất, protein được phân giải “tử tế” thành các loại acid amin (đạm amin) với sự xúc tác của các enzyme trong nội tạng cá, và

– Hướng thứ hai, protein bị cắt tứ tung, vô kỷ luật để thành đạm ammoniac (đạm thối) dưới tác động của vi khuẩn gây hư (spoilage bacteria).

Hai hướng này xảy ra đồng thời.Các nhà thùng phải tận dụng mọi bí quyết của ông cha truyền lại để chuyển protein cá thành đạm amin càng nhiều càng tốt, và hạn chế ra đạm ammoniac càng ít càng tốt.Vì sao?Đạm amin tạo ra vị của nước mắm, một thứ vị còn nằm trong cuống họng mà người ta gọi là hậu vị (after-taste). Các chất điều vị (bột ngọt hoặc siêu bột ngọt) có thể cải thiện vị của thực phẩm, nhưng khó lòng tạo ra hậu vị. Thịt heo luộc hay cá lóc nướng trui chấm nước mắm truyền thống cỡ 30 độ đạm trở lên thì ngất ngây, tuyệt cú mèo.

Thế còn đạm ammoniac? Đạm loại này tạo ra mùi không mong muốn, nếu không muốn nói là khó ngửi, nên cần hạn chế đến mức tối thiểu. Đạm ammoniac không góp phần vào vị của nước mắm, nhưng lại góp phần vào hương, cùng với các hợp chất dễ bay hơi khác sinh ra trong quá trình ủ chượp lâu ngày (do tác động vi khuẩn kỵ khí), tạo ra mùi nước mắm nặng nhẹ đặc trưng của mỗi vùng miền.

Biết trả lời sao?

Trong nước mắm truyền thống, thông thường đạm amin chiếm ưu thế hơn so với đạm ammoniac.Vị nước mắm càng ngon khi đạm amin càng cao. Tiêu chuẩn về nước mắm ban hành năm 2003 chia nước mắm thành bốn loại, dựa trên độ đạm cao thấp: loại xịn nhất, trên 30 độ đạm thì tỷ lệ đạm acid amin phải chiếm trên 55%. Các loại nước mắm có độ đạm thấp hơn thì tỷ lệ đạm amin cũng được quy định thấp hơn. Cụ thể, loại 25 độ đạm thì tỷ lệ amin là 50%, loại 15 đạm là 40%, và sau cùng loại 10 độ đạm là 35%.

Một loại nước chấm mạo danh nước mắm do sự nhập nhằng của chính sách

Tuy nhiên, tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm năm 2018, thì lại đánh đồng tất cả các loại nước mắm đều như nhau. Theo đó, cách phân loại nước mắm theo độ đạm bị loại bỏ. Nước mắm, bất kể là loại nguyên chất hay loại thêm phụ gia cũng chỉ cần trên 10 độ đạm và tỷ lệ đạm amin trên 35% là được. Đây chính là chỉ tiêu nước mắm hạng bét trong cách phân loại nước mắm theo tiêu chuẩn năm 2003. Tại sao nước mắm công nghiệp lại e ngại phần trăm đạm amin thế nhỉ? Họ biết vì sao, nhưng chắc chắn những người có kiến thức khoa học cũng biết vì sao, phải thế không?

Tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm được ban hành một cách âm thầm vào cuối năm 2018, mà các hiệp hội nước mắm địa phương chẳng ai hay biết.

Vị cuống họng và hương ngất ngây

Trở lại với đạm nước mắm.Tổng cộng hai loại đạm amin và ammoniac được gọi là đạm tổng, hay còn gọi là đạm toàn phần.Độ đạm ghi trên nhãn chai nước mắm là đạm tổng (lượng nitrogen trong 1 lít nước mắm).Vậy có nên căn cứ vào độ đạm để chọn lựa nước mắm?

Nếu nhìn vào độ đạm (tổng) ghi trên nhãn để đánh giá nước mắm ngon dở là điều may rủi. Đạm amin mới thật sự là con số mà người tiêu dùng cần biết để đánh giá vị nước mắm ngon hay dở, nhưng lại không thể biết. Ban soạn thảo tiêu chuẩn hay quy chuẩn nước mắm sau này nên lưu ý điểm này.

Riêng với nước mắm công nghiệp, ghi nhãn về đạm lại hơi khác. Họ không khai trên nhãn độ đạm theo tập quán lâu nay, mà lại khai lượng protein, thường là “nấp” trong bảng “thành phần dinh dưỡng”. Cách khai này đúng quy định pháp luật, nhưng người tiêu dùng lại không biết đường mà so sánh với những loại nước mắm khác. Muốn quy đổi ra độ đạm thì lấy lượng protein/lít chia cho 6,25. Chẳng hạn, nước mắm có lượng protein là 62,5g/lít thì độ đạm là 10.

Vị nước mắm có thể giả, nhưng hậu vị thì không thể. Tuỳ theo nêm nếm hay ăn sống mà chọn nước mắm có độ đạm cao hay thấp. Hương nước mắm có thể giả, nhưng hương nước mắm đặc trưng từng vùng miền không thể giả.Chọn nước mắm “quen hơi bén tiếng” mà dùng, thì hương và vị mới tới bến được. Thưởng thức nước mắm chính là thưởng thức hương và vị, nhưng hương “ngất ngây” hơn vị nhiều.

Vũ Thế Thành (vuthethanh202@gmail.com)
Theo TGTT

Bình chọn tin tức: (5.0 / 3 đánh giá)

Tin tức liên quan

Tham luận công nghệ tiên tiến xử lý chất thải trong chăn nuôi phục vụ nông nghiệp tuần hoàn.

Tham luận công nghệ tiên tiến xử lý chất thải trong chăn nuôi phục vụ nông nghiệp tuần hoàn.

Hướng dẫn lựa chọn công nghệ tiên tiến xử lý chất thải trong chăn nuôi phục vụ nông nghiệp tuần hoàn, tiến tới nông nghiệp nhiệt đới bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

Xem tiếp
Tuyển dụng nhân viên môi trường

Tuyển dụng nhân viên môi trường

Tuyển dụng nhân viên môi trường

Xem tiếp
Hệ thống xử lý nước thải công suất 30 m3/ngày đêm - Cơ sở giết mổ Anh Hoàng Thy

Hệ thống xử lý nước thải công suất 30 m3/ngày đêm - Cơ sở giết mổ Anh Hoàng Thy

Cty TNHH Anh Hoàng Thy là cơ sở giết mổ lớn với công suất giết mổ gia súc công suất 90 con/ngày, giết mổ gia cầm, công suất 900 con/ngày. Với lượng nước thải từ hoạt động giết mổ là không nhỏ trong khoảng 30m3/ngày.đêm ra môi trường.

Xem tiếp
Giải pháp Xử lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo Hiệu Quả, Công Suất 400m3/ngày.đêm – Trang trại Trọng Khôi tại Hiếu Liêm

Giải pháp Xử lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo Hiệu Quả, Công Suất 400m3/ngày.đêm – Trang trại Trọng Khôi tại Hiếu Liêm

Khám phá giải pháp công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải chăn nuôi tại Đồng Nai: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tối ưu hóa chi phí và đẩy mạnh phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi.

Xem tiếp
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo - Trại Khang Minh An, công suất 75 m3/ngày.đêm

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo - Trại Khang Minh An, công suất 75 m3/ngày.đêm

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo - Trại Khang Minh An, công suất 75 m3/ngày.đêm

Xem tiếp

CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA PHÁT ĐỒNG NAI (MST: 3602468746)

 VP 7, Tầng 2, Sơn An Plaza, Đường Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

 Kho hàng: Cụm công nghiệp Thạnh Phú - Thiện Tân, Xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai

 (+84-251) 6293850 ¤ CSKH: 19007161   sales@hoaphatdongnai.com

 Chịu trách nhiệm nội dung: Mai N.H Thanh

  Hotline: 0902585156