Áp lực và trách nhiệm tái sử dụng nước thải sau xử lý
Công ty TPC Vina là một liên doanh giữa Thái Lan và Việt Nam, có Nhà máy đặt tại KCN Gò Dầu, huyện Long Thành, Đồng Nai. Hiện doanh nghiệp có 02 dây chuyền sản xuất bột nhựa PVC, đi kèm là 2 hệ thống xử lý nước thải (công suất xử lý 54 m3/giờ/hệ thống) đã được cơ quan quản lý môi trường nghiệm thu, và cũng được UBND tỉnh Đồng Nai cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng xả thải là 2.595 m3/ngày đêm.
Hiện tại doanh nghiệp đang mua nước từ Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình với lượng nước trung bình khoảng 2.500 m3/ngày đêm cho nhu cầu sản xuất
Sơ đồ nhu cầu tiêu thụ nước
Theo dõi theo thời gian, một số chi tiêu chất lượng nước cấp ngày càng giảm, như độ dẫn điện và độ cứng ngày càng cao, làm cho chi phí xử lý nước để tạo nước khử khoáng phục vụ cho nhu cầu sản xuất tăng lên.
Sự thay đổi một số chỉ tiêu chất lượng nước cấp thời gian qua
Ngoài ra giá nước cấp cũng tăng cao, lần tăng giá gần nhất vào tháng 6 năm 2014 với mức tăng từ 8100 VND/m3 lên 11500 VND/m3 tương ứng tăng 42%, điều này làm tăng đáng kể chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Công nghệ tái sinh nước
Từ những lý do trên, để giảm lượng nước tiêu thụ từ đó giảm lượng nước thải nhằm góp phần bảo vệ môi trường, cũng như để đảm bảo nguồn nước về lâu dài cho quá trình hoạt động và giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp tiến hành thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý để tái sinh một phần nước thải. Hệ thống tái sinh nước này sẽ lấy nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải số 1 để xử lý thêm, nước sạch sau xử lý sẽ được đưa về bồn chứa nước công nghiệp và được sử dụng cho mục đích sản xuất. Một lượng nước ít hơn thải ra từ hệ thống tái sinh sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước thải số 2 để xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải cột B QCVN40:2011/BTNMT và thải ra ngoài.
Hệ thống tái sinh nước gồm những thiết bị chính sau:
+ Cụm thiết bị siêu lọc (Ultrafiltration) của hãng DOW Chemical – Mỹ
+ Màng thẩm thấu ngược (Reverse Osmosic) của hãng LANXESS – Đức
Công suất đầu ra 25 m3/giờ
Chi phí đầu tư: Khoảng 7 tỉ đồng.
Thời gian thực hiện dự án: 6 tháng
Thời gian đưa vào hoạt động: Tháng 5 năm 2016
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải và kết nối hệ thống tái sinh nước
Sơ đồ qui trình hệ thống tái sinh nước
Chất lượng nước sau khi tái sinh nước
Chỉ tiêu chất lượng |
pH |
COD |
BOD |
TDS |
Tiêu chuẩn QCVN 40:2011 cột B (hệ số 1.1) |
5.5 – 9.0 |
165 |
55 |
110 |
Trung bình nước sau xử lý hiện tại |
7.0 |
59 |
19 |
25 |
Dự kiến sau khi tái sinh nước |
6.0 – 8.0 |
< 90 |
< 30 |
< 40 |
Lợi ích trước mắt và lâu dài
Với mục tiêu giảm chỉ phí sản xuất, qua tính toán, hệ thống tái sinh nước của doanh nghiệp tiết kiệm được hàng tháng cho doanh nghiệp khoảng 200 triệu. Như vậy doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn đầu tư vào hệ thống sau 3 đến 4 năm.
Ngoài ra, về mục đích bảo vệ môi trường, doanh nghiệp giảm lượng nước đầu vào, giảm xả thải đầu ra. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nước. Hướng sắp tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu từ và tái sử dụng nước hoàn toàn và không xả thải thông qua các mục đích tái sử dụng như tưới cây, sử dụng cho vệ sinh công nghiệp và dân dụng./.
VP 7, Tầng 2, Sơn An Plaza, Đường Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
ĐĐKD: 57H, Đường Đồng Khởi, KP3, Phường Trảng Dài, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
(+84-251) 6293850 ¤ CSKH: 19007161 sales@hoaphatdongnai.com
Chịu trách nhiệm nội dung: Mai N.H Thanh